Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam được quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2016/TT-BQP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành. Cụ thể là:
1. Chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về các vấn đề liên quan đến lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính quân sự liên quan đến công tác tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
3. Chủ trì, phối hợp xây dựng và triển khai các kế hoạch công tác; tổ chức triển khai lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng về tuyển chọn nhân sự, mua sắm trang bị, vật chất, huấn luyện, đào tạo và tổ chức bảo đảm cho lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
5. Giúp Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
7. Là cơ quan thường trực hiệp đồng, điều phối, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng.
8. Trực tiếp quản lý, điều hành lực lượng Quân đội tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Là đầu mối giữ thông tin chỉ huy của Bộ Quốc phòng đối với lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo hoạt động gìn giữ hòa bình đối với cán bộ Quân đội và Tùy viên Quân sự Việt Nam trong Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Tổ chức các đoàn công tác tới các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc mà Việt Nam tham gia để thực hiện nhiệm vụ.
10. Chủ trì hoặc tham gia đàm phán và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền ký kết các Điều ước và thỏa thuận quốc tế về gìn giữ hòa bình giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc; giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài.
11. Phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Ngoại giao thực hiện thỏa thuận tài chính và thanh toán với Liên Hợp Quốc và các đối tác nước ngoài theo thỏa thuận đã ký kết. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ về lĩnh vực gìn giữ hòa bình theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
12. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện nghiên cứu khoa học về hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
13. Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết và đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với lực lượng quân đội tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
14. Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền giao.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo tại Thông tư 04/2016/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?