Tiêu chuẩn chức danh giảng viên chính hạng II

Tiêu chuẩn chức danh giảng viên chính hạng II được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Dương Ninh. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nam. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về chức danh giảng viên chính hạng II? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (duongninh***@gmail.com)

Tiêu chuẩn chức danh giảng viên chính hạng II được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành như sau:

Giảng viên chính (hạng II) - Mã số: V.07.01.02

1. Nhiệm vụ:

a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học;

b) Tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;

c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; đề xuất chủ trương, phương hướng và biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành được giao đảm nhiệm;

d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo. Chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

đ) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học;

e) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

g) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập;

h) Tham gia hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh;

i) Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

k) Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành;

l) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II);

d) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

đ) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

b) Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo;

c) Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;

d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo;

đ) Có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học đã được công bố;

e) Viên chức thăng hạng từ chức danh giảng viên (hạng III) lên chức danh giảng viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh giảng viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sĩ, 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên (hạng III) tối thiểu là 02 (hai) năm.

Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn chức danh giảng viên chính hạng II. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ Quốc tang dành cho những ai? Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các văn bản về Lễ Quốc tang gồm những gì? Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có phải treo cờ rủ khi có lễ quốc tang hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang cấm các hoạt động nào? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc phát triển chính quyền số sẽ thử nghiệm một số dịch vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/2016/QĐ-TTg về tỉnh/ thành phố nào thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển theo mô hình đô thị đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg xác định tỉnh nào là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)?
Hỏi đáp Pháp luật
So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào của Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định những tỉnh, thành phố nào có vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Chỉ thị 03 –CT/TU năm 2024 việc nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy phẩm chất của người Hà Nội đặc biệt chú trọng đến đối tượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
683 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào