Các khoản phụ cấp, trợ cấp đặc thù quốc phòng nào được tính là thu nhập chịu thuế?
Các khoản phụ cấp, trợ cấp đặc thù quốc phòng được tính vào thu nhập chịu thuế của những đối tượng đang làm việc trong quân đội được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP hướng dẫn thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
a) Các khoản phụ cấp, trợ cấp đặc thù quốc phòng:
a.1) Phụ cấp đặc biệt;
a.2) Phụ cấp thâm niên nghề;
a.3) Phụ cấp phục vụ Quốc phòng - An ninh đối với công nhân viên chức quốc phòng;
a.4) Trợ cấp đối với cán bộ chiến sỹ khi nghỉ hưu, chuyển ngành, hy sinh, từ trần theo quy định của pháp luật;
a.5) Trợ cấp thôi việc, xuất ngũ, phục viên; trợ cấp tạo việc làm sau xuất ngũ phục viên;
a.6) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo;
a.7) Phụ cấp đặc thù quân sự đối với một số đối tượng trong quân đội gồm:
- Phụ cấp đối với lực lượng Phòng không - Không quân;
- Phụ cấp đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng;
- Phụ cấp đối với lực lượng trực tiếp tham gia các đội công tác tăng cường cơ sở địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc và các tỉnh biên giới Việt - Lào;
- Phụ cấp đối với cán bộ chiến sỹ bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghi lễ;
- Phụ cấp đối với lực lượng Pháo binh;
- Phụ cấp đối với lực lượng Tăng thiết giáp;
- Phụ cấp đối với lực lượng Đặc công;
- Phụ cấp đối với lực lượng Công binh;
- Phụ cấp đối với lực lượng Hóa học;
- Phụ cấp đối với lực lượng Thông tin;
- Phụ cấp đối với lực lượng Hậu cần quân sự;
- Phụ cấp đối với lực lượng Vũ khí, đạn dược quân sự;
- Phụ cấp đối với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển;
- Phụ cấp đối với bộ đội tàu ngầm P thuộc quân chủng Hải quân;
- Phụ cấp ngày đi biển của Quân chủng Hải quân;
- Phụ cấp đối với lực lượng biên chế trên tàu Hải quân;
- Phụ cấp thi hành án hình sự, quản lý thi hành án hình sự và công tác tại trại giam, nhà tạm giữ trong quân đội;
- Phụ cấp đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội;
- Phụ cấp đối với lực lượng chống khủng bố chuyên trách thuộc Bộ Quốc phòng;
- Phụ cấp đối với quân nhân, công nhân viên Quốc phòng làm nhiệm vụ báo vụ trong quân đội;
- Phụ cấp đối với lực lượng làm nhiệm vụ C;
- Trợ cấp một lần đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng thôi phục vụ tại ngũ;
- Phụ cấp đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, nhân viên quốc phòng làm nhiệm vụ tại căn cứ quân sự Cam Ranh;
- Phụ cấp đối với lực lượng tàu ngầm cấp chiến dịch;
- Phụ cấp, trợ cấp đối với lực lượng Không quân Hải quân;
- Trợ cấp đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, nhân viên quốc phòng trực tiếp rà phá bom mìn, vật liệu nổ;
a.8) Các khoản phụ cấp quân sự khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về các khoản phụ cấp, trợ cấp đặc thù quốc phòng được tính vào thu nhập chịu thuế của những đối tượng đang làm việc trong quân đội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?