Quy định về việc ký các văn bản của Bộ Công thương
Việc ký các văn bản của Bộ Công thương được quy định tại Điều 34 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2385/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
1. Bộ trưởng ký các văn bản sau:
a) Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, văn bản quản lý hành chính của Bộ, các thỏa thuận quốc tế, các văn bản về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của pháp luật;
b) Các văn bản trình Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
c) Phê duyệt các dự án, đề án, văn bản, hiệp định được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;
d) Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và quy định của Bộ;
đ) Văn bản ủy quyền cho Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong thời gian xác định;
e) Các quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, đi công tác, đi học đối với các cán bộ, công chức thuộc quyền được phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Thứ trưởng được Bộ trưởng giao ký thay các văn bản:
a) Quyết định cá biệt, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổng quyết toán các hạng mục công trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng và quy định của Bộ; thanh lý tài sản cố định và các văn bản xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách;
b) Một số văn bản quy định tại khoản 1 Điều này theo lĩnh vực hoặc công việc do Bộ trưởng giao phụ trách.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ ký các văn bản sau:
a) Thủ trưởng các đơn vị ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản có tính chất hướng dẫn, đôn đốc về chuyên môn; trả lời, giải thích chế độ, chính sách, nghiệp vụ liên quan tới các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các văn bản được Lãnh đạo Bộ ủy quyền trực tiếp.
b) Chánh Văn phòng Bộ ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản thuộc điểm a khoản này, các văn bản thông báo, truyền đạt ý kiến của Lãnh đạo Bộ và các văn bản được Lãnh đạo Bộ ủy quyền trực tiếp.
c) Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ ký tất cả các văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành được phân công, phân cấp quản lý và được ký thừa ủy quyền Bộ trưởng một số văn bản được Lãnh đạo Bộ ủy quyền trực tiếp.
d) Phó Thủ trưởng đơn vị ký thay Thủ trưởng đơn vị một số văn bản được Thủ trưởng đơn vị phân công phụ trách.
đ) Thẩm quyền ký trả lời văn bản do các Bộ, ngành hoặc địa phương gửi được thực hiện theo nguyên tắc: văn bản của Bộ, ngành, địa phương do cấp nào ký thì văn bản trả lời do cấp tương đương ký. Thẩm quyền ký văn bản gửi các Bộ, ngành hoặc địa phương được thực hiện theo nguyên tắc gửi cho cấp nào thì do cấp tương đương của Bộ ký.
Trên đây là nội dung quy định về việc ký các văn bản của Bộ Công thương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2385/QĐ-BCT năm 2013.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?