Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng nếu bị tạm giữ, tịch thu do vi phạm hành chính thì sẽ được xử lý như thế nào?

Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng nếu bị tạm giữ, tịch thu do vi phạm hành chính thì sẽ được xử lý như thế nào? Xin chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên hệ tại chức, khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, sắp tới tôi có làm một đề tài tiểu luận liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể là việc xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu do vi phạm hành chính. Chính vì thế, tôi có thắc mắc này mong nhận được sự tư vấn từ các anh/chị trong Ban biên tập. Đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng khi vi phạm hành chính mà bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính thì sẽ được xử lý như thế nào? Văn bản nào quy định chi tiết nội dung này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh/chị rất nhiều. Thanh Trúc (truc***@gmail.com)

Xử lý hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu được quy định tại Điều 2 Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm:

1. Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản;

2. Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác);

3. Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;

4. Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;

5. Hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc xử lý hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 173/2013/TT-BTC.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông xe máy bị phạt bao nhiêu năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh bóng cười (khí N2O) không có giấy phép thì bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch UBND cấp xã có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp khi XPHC trong lĩnh vực đất đai hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân được ủy quyền cho người khác ký biên bản vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ném đá vào nhà ở của người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Gọi đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 để quấy rối, đe dọa, xúc phạm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
366 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào