Ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ giúp việc gia đình
Ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ giúp việc gia đình được pháp luật quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
Việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động đọc đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động.
2. Người lao động thực hiện ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bằng hình thức điểm chỉ.
3. Trường hợp có người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình làm chứng thì trong hợp đồng lao động phải ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc khi cần và chữ ký của người làm chứng.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
- Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công được hiểu như thế nào?
- Ngày 1 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Xem lịch dương tháng 2 năm 2025?
- Trẻ em ngồi trước xe máy có bị phạt không? Lỗi chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi trước xe máy mà gây tai nạn giao thông phạt đến 14 triệu?