Mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông
Mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông được quy định tại Tiểu mục 2 Mục I Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:
Mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông bao gồm:
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Mông nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
- Nắm được kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông (Bộ chữ Mông dạy trong nhà trường ban hành theo Nghị định số 206 TTg/CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27 tháng 11 năm 1961);
- Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông; lý luận và các phương pháp dạy học tiếng Mông; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông của người học.
b) Về kỹ năng:
- Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông;
- Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Mông: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Mông; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹnăng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông của người học;
- Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Mông: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Mông phù hợp với đặc thù môn học và kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
- Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Mông;
- Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Mông;
- Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào Mông, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
Trên đây là tư vấn về mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?