Các chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm các chi phí được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 25/09/2017. Cụ thể là:
a) Chi phí lãi và các chi phí tương tự: Trả lãi tiền gửi; trả lãi tiền vay; trả lãi phát hành giấy tờ có giá; chi khác cho hoạt động tín dụng;
b) Chi phí hoạt động dịch vụ: Chi về dịch vụ thanh toán; chi về dịch vụ ngân quỹ; chi về dịch vụ viễn thông; chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý; chi về dịch vụ tư vấn; chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý, môi giới, ủy thác được pháp luật cho phép;
c) Chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng: chi về kinh doanh ngoại tệ; chi chênh lệch tỷ giá; chi về kinh doanh vàng; chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ;
d) Chi hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán được phép kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
đ) Chi góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
e) Chi hoạt động khác: Chi cho nghiệp vụ hoán đổi lãi suất; chi về nghiệp vụ mua bán nợ; chi liên quan nghiệp vụ cho thuê tài chính; chi về các công cụ tài chính phái sinh khác; chi về hoạt động kinh doanh khác;
g) Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí;
h) Chi cho cán bộ, nhân viên: Chi tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp; các khoản chi để đóng góp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp, mua bảo hiểm tai nạn con người, kinh phí công đoàn; chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động; chi trợ cấp; chi ăn ca; chi y tế; các khoản chi khác cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật;
i) Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: Chi về vật liệu, giấy tờ in; công tác phí; chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; chi thưởng sáng kiến, cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí; chi bưu phí và điện thoại; chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại; chi mua tài liệu, sách báo; chi về các hoạt động đoàn thể; chi điện, nước, vệ sinh cơ quan; chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại; chi tư vấn, kiểm toán; chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; chi phòng cháy chữa cháy; chi cho công tác bảo vệ môi trường và các khoản chi khác;
k) Chi về tài sản gồm: Khấu hao tài sản cố định; chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi mua sắm công cụ, dụng cụ; chi bảo hiểm tài sản; chi thuê tài sản;
l) Chi trích lập dự phòng:
Chi trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động theo quy định tại Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng.
Chi trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và khoản 12 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP; hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Chi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và các khoản dự phòng khác (nếu có) theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.
Phần chi phí trích lập dự phòng rủi ro được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật về thuê thu nhập doanh nghiệp.
m) Chí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi;
n) Các khoản chi phí khác: Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tham gia; chi cho công tác đảng, đoàn thể tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định); chi nhượng bán, thanh lý tài sản và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có); chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu; chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định này; chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được; chi cho công tác xã hội theo quy định của pháp luật về thuế; chi nộp phạt vi phạm hành chính trừ các khoản tiền phạt mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật; các chi phí khác.
Trên đây là nội dung tư vấn về các khoản chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 93/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?