Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan

Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số quy định liên quan đến giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan, nhưng vì không rành luật lắm nên tôi gặp một số khó khăn trong quá trình tìm hiểu. Vì thế, tôi có một thắc mắc nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Công tác kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được giải đáp kịp thời và nhanh chóng từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe các anh/chị!  Thúy Hạnh (hanh***@gmail.com)

Kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 8 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành như sau:

1. Cá nhân yêu cầu cấp Thẻ giám định viên mà chưa có bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Thông tư này nộp 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra nghiệp vụ giám định qua đường bưu điện hoặc tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký kiểm tra nghiệp vụ giám định (theo mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Sơ yếu lý lịch của người đăng ký kiểm tra có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;

c) Bản sao (có chứng thực) bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học;

d) Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác về quá trình thực tế hoạt động chuyên môn liên quan đến chuyên ngành giám định từ 05 (năm) năm liên tục trở lên hoặc từ 15 (mười lăm) năm liên tục trở lên (đối với đối tượng yêu cầu miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định quy định tại khoản 5 Điều này);

đ) Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe;

e) 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm;

g) Văn bản yêu cầu được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định (đối với đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định quy định tại khoản 5 Điều này).

2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm thông báo về việc chấp nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối chấp nhận hồ sơ, Cục Bản quyền tác giả thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

3. Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định

a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định thành lập Hội đồng Kiểm tra nghiệp vụ giám định (sau đây gọi là Hội đồng Kiểm tra) trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả.

b) Hội đồng Kiểm tra có chủ tịch và các thành viên. Số lượng thành viên Hội đồng Kiểm tra phải là số lẻ và có từ 05 (năm) thành viên trở lên. Chủ tịch Hội đồng Kiểm tra là Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả hoặc một Phó Cục trưởng được Cục trưởng ủy quyền; thành viên của Hội đồng Kiểm tra bao gồm những người có kinh nghiệm và uy tín về chuyên môn trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.

4. Nội dung kiểm tra nghiệp vụ giám định

Nội dung kiểm tra nghiệp vụ giám định bao gồm kiến thức pháp luật, giám định quyền tác giả, quyền liên quan và kiến thức chuyên ngành giám định quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.

5. Đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định

Người đã có ít nhất 15 (mười lăm) năm liên tục làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan tại các cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định.

6. Thông báo kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định

Kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định được thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục Bản quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả xác nhận kết quả cho người đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Quyền tác giả
Hỏi đáp mới nhất về Quyền tác giả
Hỏi đáp Pháp luật
Loại hình tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả gồm những loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy bài viết của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép, không dẫn nguồn bị xử phạt hết bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả mẫu số 01 áp dụng cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả năm 2024 theo mẫu số 05 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp lệ phí cấp bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube nhanh chóng nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm kiến trúc mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền tác giả
323 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền tác giả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền tác giả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào