Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?

Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi hiện đang công tác tại Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang, hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số quy định liên quan đến giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan, nhưng vì không rành luật lắm nên tôi gặp một số khó khăn trong quá trình tìm hiểu. Vì thế, tôi có một thắc mắc nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được giải đáp kịp thời và nhanh chóng từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe các anh/chị! Hải Châu (chau***@gmail.com)

Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành như sau:

Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan là cá nhân có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 119/2010/NĐ-CP và được cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Thẻ giám định viên).

Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP) như sau:

1. Giám định viên sở hữu trí tuệ là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ. 

2. Người đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ. 

3. Giám định viên sở hữu trí tuệ có các quyền sau đây: 

a) Có thể hoạt động trong 01 tổ chức giám định sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa của tổ chức đó hoặc hoạt động độc lập; 

b) Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định; 

c) Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định; 

d) Giám định viên sở hữu trí tuệ hoạt động độc lập có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; 

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 

4. Giám định viên sở hữu trí tuệ có các nghĩa vụ sau đây: 

a) Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu; 

b) Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định; 

c) Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình; nếu cố ý đưa ra kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan thì phải bồi thường thiệt hại; 

d) Từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định; 

đ) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; 

e) Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định; 

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Quyền tác giả
Hỏi đáp mới nhất về Quyền tác giả
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy bài viết của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép, không dẫn nguồn bị xử phạt hết bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả mẫu số 01 áp dụng cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả năm 2024 theo mẫu số 05 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp lệ phí cấp bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube nhanh chóng nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm kiến trúc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính mới nhất năm 2023? Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính bao gồm giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền tác giả
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền tác giả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền tác giả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào