Hoạt động được thực hiện bởi kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Hoạt động được thực hiện bởi kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, theo đó:
Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” để thực hiện các hoạt động sau:
a) Xây dựng, triển khai Kế hoạch của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”;
b) Thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;
c) Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư ở cơ sở hoặc hội nghề nghiệp;
d) Tổ chức các phiên họp Hội đồng;
đ) Công bố thông tin về kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
e) Họp báo công bố quyết định phong tặng của Chủ tịch nước;
g) Tổ chức lễ trao tặng;
h) Giải quyết kiến nghị;
i) Các hoạt động khác liên quan theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn về hoạt động được thực hiện bởi kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 62/2014/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn nộp báo cáo tài chính quý 4/2024 của doanh nghiệp nhà nước là ngày nào?
- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ trong trường hợp nào?
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác trong các trường hợp nào?
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?