Hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh

Hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Kim Hân hiện đang đang sống và làm việc tại Biên Hòa. Tôi rất yêu thích bộ môn nghệ thuật cải lương. Bộ môn này cũng là di sản văn hóa phi vật thể. Những nghệ nhân biểu diễn bộ môn này sẽ được phong tăng danh hiệu nghệ nhân nhân dân khi đáp ứng đủ điều kiện. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh được quy định tại Điều 8 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, theo đó: 

1. Hội đồng cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có từ 09 đến 12 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Các ủy viên Hội đồng.

2. Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hội đồng cấp tỉnh sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trên đây là tư vấn về hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 62/2014/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Di sản văn hóa phi vật thể
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa phi vật thể
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 22/8/2024, Lễ hội Chá Mùn của người Thái tỉnh Thanh Hóa trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm và báo cáo về tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân thực hiện có thể được số hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024, thời gian kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024, loại hình di sản văn hóa phi vật thể nào phải được kiểm kê?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa phi vật thể
Thư Viện Pháp Luật
187 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản văn hóa phi vật thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản văn hóa phi vật thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào