Các hành vi vi phạm quy định quản lý bảo vệ biên giới quốc gia thuộc thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 169/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì Công an nhân dân được sử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm sau đây:
- Các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 169/2013/NĐ-CP:
+ Tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản làm thay đổi dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, công trình biên giới;
+ Xây dựng các công trình thủy lợi trên sông, suối biên giới không được phép của cấp có thẩm quyền.
- Các hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 6, Khoản 7 Điều 5 Nghị định 169/2013/NĐ-CP:
+ Cho người khác sử dụng giấy chứng minh biên giới, giấy chứng nhận biên giới hoặc giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới để qua lại biên giới;
+ Sử dụng giấy chứng minh biên giới, giấy chứng nhận biên giới hoặc giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới của người khác để qua lại biên giới.
+ Khai không đúng sự thật để được cấp giấy chứng minh biên giới, giấy chứng nhận biên giới hoặc giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới.
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ nhân dân, môi trường, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
+ Phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên đất liền, trên không phương tiện bay, vật thể gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh.
- Các hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định 169/2013/NĐ-CP:
+ Cư trú, đi lại không đúng quy định trong khu vực biên giới;
+ Không khai báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, cư trú trái phép trong khu vực biên giới.
+ Người nước ngoài vào khu vực biên giới, vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định;
+ Người nước ngoài vào vành đai biên giới không trình báo cho đồn biên phòng hoặc chính quyền sở tại;
+ Tổ chức cho người nước ngoài vào khu vực biên giới nhưng không cử người đi cùng, không thông báo cho Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến.
+ Tổ chức cho người nước ngoài vào khu vực biên giới chưa được cấp phép hoặc không được cấp phép của cơ quan Công an có thẩm quyền.
+ Xây dựng điểm họp chợ, kinh doanh, bãi đỗ của các loại phương tiện, tạo điểm du lịch và các hoạt động trái phép khác trong vành đai biên giới không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Nghị định 169/2013/NĐ-CP:
+ Xây dựng công trình giao thông, du lịch, thủy lợi, thủy điện, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trang trại, công trình cảng, khu kinh tế liên doanh, liên kết với nước ngoài, thăm dò, khai thác tài nguyên và các dự án xây dựng khác trong khu vực biên giới mà chủ đầu tư không thông báo cho chính quyền địa phương sở tại, đồn biên phòng.
+ Xây dựng công trình giao thông, du lịch, thủy lợi, thủy điện, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trang trại, công trình cảng, khu kinh tế liên doanh, liên kết với nước ngoài, thăm dò, khai thác tài nguyên và các dự án xây dựng khác trong khu vực biên giới mà chủ đầu tư không được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Các hành vi quy định tại Khoản 4, Điểm d Khoản 5 Điều 9 Nghị định 169/2013/NĐ-CP:
+ Sử dụng các phương tiện cập mạn tàu thuyền nước ngoài trong vùng nước nội thủy, lãnh hải không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
+ Tổ chức, dẫn đường, chuyên chở bằng tàu thuyền người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.
- Các hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 10 Nghị định 169/2013/NĐ-CP:
+ Rời khỏi tàu thuyền hoặc giao dịch với cá nhân, tổ chức không phải là hoa tiêu, nhân viên công vụ Việt Nam, nhân viên đại lý hàng hải khi chưa hoàn thành thủ tục nhập cảnh hoặc đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh;
+ Không có thị thực do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp khi quá cảnh theo tàu thuyền vào nội địa hoặc xuất cảnh qua cửa khẩu khác.
+ Làm giả các loại giấy phép sử dụng ở khu vực biên giới biển, khu vực cửa khẩu cảng biển.
- Các hành vi quy định tại Điều 11 Nghị định 169/2013/NĐ-CP:
+ Cư trú, đi lại không đúng quy định trong phạm vi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền;
+ Không đăng ký, trình báo với cơ quan chức năng khi thực hiện các hoạt động tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
+ Ra, vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không có giấy tờ về người, phương tiện theo quy định pháp luật;
+ Điều khiển phương tiện giao thông trong phạm vi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền đi quá phạm vi được phép; dùng phương tiện đưa, đón người, chuyên chở, xếp, dỡ hàng hóa trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không đúng nơi quy định hoặc không tuân theo hướng dẫn của người có trách nhiệm;
+ Vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không đúng địa điểm quy định;
+ Tẩy xóa, sửa chữa giấy phép hoạt động tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền;
+ Cho người khác sử dụng giấy phép hoạt động tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền;
+ Sử dụng giấy phép của người khác hoạt động tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
+ Không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép đã hết thời hạn hoạt động tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
+ Kinh doanh không được cấp phép trong phạm vi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
Trên đây là nội dung tư vấn về các hành vi vi phạm quy định quản lý bảo vệ biên giới quốc gia thuộc thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 169/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe được phục hồi điểm khi nào?
- Thẻ trợ giúp viên pháp lý được cấp lại trong trường hợp nào?