Xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần được thực hiện như thế nào?

Xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần được tiến hành ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Thủy, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực doanh nghiệp. Tôi đang tìm kiếm một số nội dung pháp lý về việc cổ phần hóa. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần được thực hiện như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)     

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 127/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì: 

1. Báo cáo tài chính lập tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa không phải trích lập dự phòng các khoản giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; không phải trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định.

2. Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán theo giá trị doanh nghiệp đã được công bố. Thực hiện chuyển giao tài sản và các khoản nợ phải thu không tính vào giá trị doanh nghiệp cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP trong thời gian 30 ngày sau khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

3. Trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục xử lý các tồn tại về tài chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và lập báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Trong đó:

a) Đối với đầu tư tài sản cố định, đầu tư xây dựng công trình còn dở dang khi xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần hoàn thành đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán nếu có chênh lệch so với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì được điều chỉnh theo quyết toán đã được phê duyệt.

b) Xác định mức trích khấu hao tài sản cố định là mức khấu hao đã được xác định theo phương pháp khấu hao tài sản mà doanh nghiệp cổ phần hóa đã đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp.

c) Việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ, doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần không trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm nên không thực hiện được việc xếp loại doanh nghiệp làm căn cứ để trích lập các quỹ của doanh nghiệp; doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện trích lập Quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp và hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tại các thời điểm này theo nguyên tắc sau:

- Căn cứ vào kết quả xếp loại doanh nghiệp của năm trước năm thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Doanh nghiệp căn cứ nguồn lợi nhuận theo chế độ quy định được sử dụng để trích lập các quỹ để phân phối các quỹ của doanh nghiệp.

- Nếu từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đủ 12 tháng thì mức trích quỹ là mức tối đa theo quy định của chế độ phân phối lợi nhuận; nếu từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần không đủ 12 tháng thì mức trích quỹ bằng mức trích theo chế độ phân phối lợi nhuận quy định chia 12, nhân với số tháng tính từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

4. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính; đề nghị với cơ quan thuế ưu tiên tiến hành kiểm tra quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách; xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần; thực hiện lập các báo cáo quyết toán: tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa.

Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là năm trước, thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần là năm sau thì chỉ lập một báo cáo tài chính của cả thời kỳ, không tách riêng hai báo cáo ở thời điểm ngày 31/12 và ở thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Báo cáo tài chính phải gửi các cơ quan, đơn vị theo quy định của chế độ kế toán.

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các hồ sơ quyết toán quá trình cổ phần hóa gồm (tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa) và tài liệu có liên quan của doanh nghiệp được gửi đến cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp và cơ quan liên quan để phối hợp kiểm tra, xử lý các tồn tại về tài chính và thực hiện phê duyệt báo cáo tài chính, phê duyệt quyết toán quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

a) Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần, doanh nghiệp thực hiện định giá lại các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán đã xác định trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa; tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán phát sinh tăng hoặc giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì doanh nghiệp được hạch toán vào kết quả kinh doanh theo quy định.

b) Trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện nhượng, bán, thanh lý tài sản, khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán theo quy định.

Khoản chênh lệch giữa giá trị thu được so với giá đang hạch toán trên sổ sách kế toán được hạch toán vào kết quả kinh doanh và được xác định như sau:

- Đối với những tài sản, khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán thực hiện chuyển nhượng, thanh lý trước thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì giá trên sổ sách kế toán là giá chưa xác định lại.

- Đối với những tài sản, các khoản đầu tư tài chính thực hiện chuyển nhượng, thanh lý sau thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì giá trên sổ sách kế toán là giá đã được xác định lại theo công bố giá trị doanh nghiệp.

c) Đối với khoản nợ phải trả doanh nghiệp đã làm các thủ tục để được đối chiếu nợ nhưng không xác nhận được chủ nợ thì hạch toán tăng vốn nhà nước và công ty cổ phần mới có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi chủ nợ yêu cầu. Căn cứ hồ sơ tài liệu hợp pháp liên quan và yêu cầu của chủ nợ, công ty cổ phần mới thực hiện trả nợ và hạch toán vào chi phí trong kỳ.

d) Đối với khoản nợ phải thu doanh nghiệp đã làm các thủ tục để được đối chiếu nhưng vẫn chưa đối chiếu được thì phải xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với tập thể, cá nhân có liên quan. Giá trị khoản nợ còn lại (sau khi bù trừ khoản bồi thường của các cá nhân, tập thể, quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa. Công ty cổ phần mới có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi để đôn đốc thực hiện thu nợ. Khi thu được nợ, Công ty cổ phần được hạch toán vào thu nhập trong kỳ.

đ) Đối với khoản lợi nhuận sau thuế, cổ tức được chia từ hoạt động đầu tư tài chính (đã có Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Hội đồng thành viên tại tổ chức nhận góp vốn), đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần mà vẫn chưa thu được tiền thì doanh nghiệp thực hiện ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính đồng thời ghi tăng nợ phải thu, nếu sử dụng để tăng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác thì ghi tăng giá trị khoản đầu tư tài chính.

e) Đối với cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần hóa đã được nhận thêm mà không phải trả tiền, khi lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp phải theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp, cụ thể:

Cổ phiếu nhận được do công ty cổ phần chia cổ tức (chia cổ tức bằng cổ phiếu), cổ phiếu nhận được không phải thanh toán (cổ phiếu nhận được không phải do chia cổ tức), doanh nghiệp căn cứ số lượng cổ phiếu nhận được để ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính (theo mệnh giá cổ phiếu) đồng thời ghi tăng giá trị khoản đầu tư tài chính.

Khi quyết toán bàn giao từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần số lượng cổ phiếu này được chuyển giao thuộc sở hữu của công ty cổ phần.

g) Trường hợp thời gian tính từ ngày hết hạn nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phần đến thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kéo dài trên 3 tháng thì doanh nghiệp được tính chi phí lãi vay để chi trả cho các nhà đầu tư theo nguyên tắc:

- Chỉ tính lãi từ tháng thứ tư trở đi trên tổng mệnh giá của số cổ phần được mua. Đối với cổ phần người lao động mua cổ phần ưu đãi giảm giá, nếu giá mua cổ phần ưu đãi dưới mệnh giá thì chỉ được tính lãi trên số tiền thực nộp.

- Tỷ lệ trả lãi không vượt quá lãi suất vay ngắn hạn cùng kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cổ phần hóa đang mở tài khoản tại thời điểm tính lãi.

- Số tiền trả lãi cho nhà đầu tư doanh nghiệp cổ phần hóa được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo không vượt quá số tiền phải trả theo quy định và doanh nghiệp cổ phần hóa không bị lỗ khi lập báo cáo tài chính để bàn giao sang công ty cổ phần.

h) Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp cổ phần hóa đến trước thời điểm theo quy định phải thực hiện phê duyệt báo cáo tài chính để bàn giao, cơ quan thuế có trách nhiệm ưu tiên bố trí cán bộ thực hiện kiểm tra quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách phù hợp với thời gian doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.

Trường hợp qua thời gian theo quy định phải tiến hành phê duyệt báo cáo tài chính để thực hiện bàn giao mà vẫn chưa hoàn thành kiểm tra quyết toán thuế thì doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng báo cáo tài chính đã lập và số liệu thuế đã kê khai để làm cơ sở bàn giao sang công ty cổ phần. Công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa và nộp toàn bộ các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác còn nợ khi bàn giao.

Sau khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần nếu phát sinh các khoản tổn thất do không tiến hành kiểm tra quyết toán thuế thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

5. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế (nếu có) cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý các tồn tại tài chính của doanh nghiệp và ban hành quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ly cổ phần làm căn cứ để bàn giao giữa doanh nghiệp cổ phần hóa và công ty cổ phần.

Các doanh nghiệp cổ phần hóa do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa thì Bộ trưởng quản lý ngành thực hiện phê duyệt quyết toán báo cáo tài chính và các báo cáo quyết toán: tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa.

Hội đồng thành viên công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thực hiện phê duyệt quyết toán báo cáo tài chính và các báo cáo quyết toán tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa của doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hóa chịu trách nhiệm lập và ký báo cáo tài chính, báo cáo xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, các báo cáo quyết toán tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của báo cáo.

Hội đồng quản trị công ty cổ phần (mới) có trách nhiệm tạo điều kiện để lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hóa hoàn thành nhiệm vụ và ký, đóng dấu xác nhận chữ ký các chức danh trên của doanh nghiệp cổ phần hóa trong báo cáo tài chính và các quyết toán liên quan đến quá trình cổ phần hóa.

Trường hợp Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành các công việc nêu trên và doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành việc bàn giao sang công ty cổ phần thì chưa được chuyển công tác hoặc nghỉ việc theo chế độ.

6. Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa với giá trị phần vốn nhà nước để lại đầu tư tại công ty cổ phần (nếu có) thực hiện nộp theo quy định tại khoản 3, Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

7. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm (bao gồm cả nguyên nhân do kinh doanh bị thua lỗ) phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trước khi xử lý, trong đó:

a) Chênh lệch giảm do nguyên nhân khách quan là các khoản tổn thất do thiên tai, địch họa, do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc do biến động của thị trường quốc tế và các nguyên nhân bất khả kháng khác, nhưng doanh nghiệp cổ phần hóa không bị âm vốn nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa xem xét thông qua Đại hội đồng cổ đông điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần.

Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm dẫn đến giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa thời điểm chuyển sang công ty cổ phần bị âm thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa xem xét quyết định việc sử dụng tiền thu từ bán cổ phần (sau khi đã chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư và chi phí cổ phần hóa) và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có) để bù đắp; sau khi đã được bù đắp mà giá trị vốn nhà nước vẫn còn bị âm và doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần lần đầu thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để biểu quyết việc xử lý lỗ và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

b) Các trường hợp giảm vốn còn lại được xác định là nguyên nhân chủ quan xử lý theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Cơ quan quyết định cổ phần hóa không lựa chọn và tiến cử các cá nhân có trách nhiệm liên quan đến việc kinh doanh thua lỗ dẫn đến giảm vốn làm đại diện phần vốn nhà nước góp tại công ty cổ phần.

Trên đây là nội dung tư vấn về xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 127/2014/TT-BTC.

Trân trọng!   

Doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa là gì? Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa cần đảm bảo những điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trợ cấp thôi việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp pháp luật
Phương án sắp xếp lao động và nguồn chi trả trợ cấp mất việc, thôi việc khi doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị sử dụng đất khi doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp pháp luật
Thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang Công ty cổ phần là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp cổ phần hóa
183 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp cổ phần hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào