Đối tượng nào không được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Doanh nghiệp cổ phần hóa là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Doanh nghiệp cổ phần hóa” là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định này.
.......
Tại Điều 2 Nghị định 126/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu
2. doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
Như vậy, doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Đối tượng nào không được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào không được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP có quy định về đối tượng và điều kiện mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
......
4. Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
a) Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);
b) Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);
c) Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
d) Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
đ) Người có liên quan theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này.
Như vậy, các đối tượng không được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
- Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp;
- Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
- Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
- Người có liên quan đến thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp; các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp; Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá.
Bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo phương thức nào?
Tại Điều 7 Nghị định 126/2017/NĐ-CP có quy định về đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu như sau:
Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
1. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.
2. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức quy định tại Nghị định này, cụ thể:
a) Đấu giá công khai;
b) Bảo lãnh phát hành;
c) Thỏa thuận trực tiếp;
d) Phương thức dựng sổ (Booking building).
Đối tượng áp dụng phương thức dựng sổ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc bán cổ phần theo phương thức này.
3. Tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định phương thức bán cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều này cho phù hợp.
Như vậy, việc bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo các phương thức sau:
- Đấu giá công khai;
- Bảo lãnh phát hành;
- Thỏa thuận trực tiếp;
- Phương thức dựng sổ (Booking building).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?