Thực hiện nội dung kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. Cụ thể là:
Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương) thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó:
a) Nội dung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương giai đoạn trước nhằm làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế; tập trung vào các nội dung chủ yếu:
Hệ thống pháp luật và chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra;
Xu hướng biến động về quy mô, cơ cấu thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương; hiệu quả công tác phân bổ nguồn lực và kiểm soát chi ngân sách;
Tình hình cân đối ngân sách và việc huy động các nguồn lực bù đắp bội chi ngân sách; thực hiện các chỉ tiêu về quản lý nợ công và một số hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước khác có liên quan, như: sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tài chính, cải cách thủ tục hành chính, hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế, thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí.
b) Nội dung xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước 05 năm của địa phương giai đoạn sau phải làm rõ:
Nguyên tắc và trọng tâm ưu tiên trong xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách gắn với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 05 năm kế hoạch theo các Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền thông qua trong cùng thời kỳ;
Chi tiết mục tiêu về thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách, bội chi ngân sách gắn với khả năng huy động vốn vay cho bù đắp bội chi và mục tiêu quản lý nợ của địa phương.
c) Nội dung xác định khung cân đối ngân sách địa phương bao gồm:
Dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, gồm: tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và giá các sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;
Định hướng thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch, trong đó, dự báo nguồn lực về thu ngân sách, khả năng vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, qua đó dự báo tổng nguồn lực chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, đề xuất thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực chi; dự báo các chỉ tiêu quản lý nợ bình quân cho cả giai đoạn và tại năm cuối kỳ kế hoạch;
Sở Tài chính chủ trì tính toán, xác định tổng số thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, mức chi trả nợ và chi thường xuyên, tổng mức vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc; phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp xác định mức chi cho đầu tư phát triển.
Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 69/2017/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?