Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự bao gồm những ai?
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự được quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu do Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là BHYT) thuộc Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu được quy định tại Điểm a Khoản 1, các Điểm 1 và n Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT bao gồm:
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:
a) Công chức, viên chức, công nhân quốc phòng;
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức nhà nước;
d) Trí thức trẻ tình nguyện theo Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020”.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng:
a) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là BHXH);
b) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do mắc bệnh thuộc danh Mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng:
a) Học viên đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hệ tập trung theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự Cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo đang hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước, chưa tham gia BHYT;
b) Người nước ngoài đang học tập trong các học viện, nhà trường Quân đội được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam theo các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ, (sau đây gọi chung là thân nhân quân nhân); thân nhân của người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác trong Bộ Quốc phòng hoặc tại các Bộ khác, ngành, địa phương và thân nhân của học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường Quân đội (sau đây gọi chung là thân nhân cơ yếu) bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc của chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật theo quy định của pháp luật.
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm: Học sinh, sinh viên hệ dân sự trong các học viện, nhà trường Quân đội, Cơ yếu.
Trên đây là tư vấn về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?