Những đối tượng nào thì phải thực hiện bảo y tế bắt buộc?
Bảo hiểm y tế bắt buộc được được áp dụng đối với những đối tượng sau:
- Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức sau:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước.
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt dộng theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
+ Doanh nghiệp các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp diêm nghiệp.
+ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội
+ Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính - xã hội, tổ chức chính - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội khác, đơn vị lực lượng vũ trang.
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
+ Các trường giáo dục mầm non.
+ Cơ sở bán công dân lập tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giao dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác.
+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo tháng.
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
- Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Đại biểu quốc hội không thuộc biên chế nhà nước và biên chế của các tổ chức tổ chức chính trị. - xã hội: đại biểu hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế nhà nước hoặc không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng.
- cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng và cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng phụ cấp hàng tháng từ nguồn nhân sách nhà nước theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 và Hội đồng Bộ trưởng.
- Thân nhân sỹ quan Quân đội nhân dân đang tại ngũ; Thân nhân sĩ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng công an nhân dân.
- Các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Người cao tuổi 90 tuổi trở lên và người cao tuổi theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 30/2002/NĐ - CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ về quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh người cao tuổi.
- Các đối tượng được khám, chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTgngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.
- Cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ ngoài các đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định trên.
- Lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam cấp học bổng.
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việchoặc giao kết hợp đông lao động mới đối với các doanh nghiệp,tổ chức, cá nhân dó thì phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?