Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Xây dựng đối với vấn đề bảo vệ môi trường
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Xây dựng về bảo vệ môi trường được quy định tại Khoản 14 Điều 2 Nghị định 81/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Cụ thể bao gồm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép các quy hoạch, kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền, quan trắc các tác động tới môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực, lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của ngành;
d) Xây dựng, triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý của bộ;
đ) Triển khai thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng, phát triển công trình xanh và tăng trưởng xanh trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.
Ngoài các nhiệm vụ quyền hạn đối với các lĩnh vực cụ thể, Bộ Xây dựng còn được pháp luật trao cho thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác như:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử của ngành xây dựng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu về các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
- Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ.
- Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Xây dựng; hướng dẫn triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; xây dựng và tổ chức quản lý hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành Xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình đào tạo kiến trúc sư, kỹ sư và các cấp bậc nghề nghiệp khác thuộc các chuyên ngành Xây dựng; xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng; xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế theo ủy quyền của Chính phủ; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Xây dựng về bảo vệ môi trường. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 81/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?