Có hay không việc chủ doanh nghiệp bị phạt tù nếu trốn đóng bảo hiểm xã hội?

Chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội có bị phạt tù hay không? Xin chào các chuyên gia của Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng trong lĩnh vực kế toán. Gần đây, tôi có nghe nói, theo quy định của Bộ luật hình sự mới được ban hành thì đối với nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của người sử dụng lao động, nếu họ không thực hiện thì có khả năng bị xử phạt tù. Trước đây, qua một vài tài liệu, tôi chỉ mới nghe bị áp dụng hình thức phạt tiền nếu vi phạm. Cho tôi hỏi thông tin này có đúng hay không? Nhờ các chuyên gia hỗ trợ giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! Huỳnh Ngọc Lâm (lam***@gmail.com)

Ngày 01/01/2018, Bộ luật hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Về nội dung, bộ luật này được bổ sung nhiều điểm mới trong việc quy định tội phạm trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, đáng chú ý là lĩnh vực vực lao động việc làm nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Theo đó, các nhà làm luật đã bổ sung thêm tội danh về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động áp dụng đối với chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm theo quy định pháp luật.

Cụ thể, Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Như vậy, về vấn đề thắc mắc của bạn, căn cứ quy định trên đây ta thấy, đối với chế tài xử phạt hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội của chủ doanh nghiệp kể cả không đóng và đóng không đủ bằng các hình thức, thủ đoạn theo từng trường hợp cụ thể được liệt kê tại các khoản, điểm nêu trên thì các hình phạt có thể bị áp dụng là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù trong đó, mức phạt tù cao nhất có thể lên tới 07 năm. Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

So sánh với tình hình đóng bảo hiểm xã hội hiện nay tại các cơ quan, doanh nghiệp, tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động của các doanh nghiệp vẫn còn diễn ra phổ biến, với nhiều hình thức khác nhau như: không đăng ký, không ký hợp đồng... ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Do vậy, song song với việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính thì việc đề ra hành vi phạm tội và chế tài xử phạt đối với tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội trong giai đoạn hiện nay của Bộ luật hình sự là vô cùng hợp lý và cần thiết để bảo vệ hiệu quả nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Bởi vậy, thông tin bạn được tiếp nhận về việc chủ doanh nghiệp có thể bị phạt tù nếu trốn đóng bảo hiểm xã hội là hoàn toàn chính xác.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử phạt tù đối với chủ doanh nghiệp nếu trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật hình sự 2015.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
177 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào