Trường hợp nào người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ 01/01/2018
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:
Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo quy định này thì có 25 tội danh mà người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ 01/01/2018, cụ thể là:
- Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc);
- Điều 109 (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân);
- Điều 110 (tội gián điệp);
- Điều 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ);
- Điều 112 (tội bạo loạn);
- Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân);
- Điều 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam);
- Điều 115 (tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội);
- Điều 116 (tội phá hoại chính sách đoàn kết);
- Điều 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam);
- Điều 118 (tội phá rối an ninh);
- Điều 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ);
- Điều 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân);
- Điều 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân);
- Điều 123 (tội giết người);
- Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác);
- Điều 168 (tội cướp tài sản);
- Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản);
- Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả);
- Điều 299 (tội khủng bố);
- Điều 300 (tội tài trợ khủng bố);
- Điều 301 (tội bắt cóc con tin);
- Điều 302 (tội cướp biển);
- Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia);
- Điều 324 (tội rửa tiền).
Như vậy, chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn của việc thực hiện tội phạm, trong đó người phạm tội có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm (chưa thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, tức là chưa có hành vi xâm phạm đến đối tượng tác động).
Về nguyên tắc không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng. Điều luật không nói rõ chuẩn bị phạm tội có áp dụng với tội cố ý, vô ý hay không. Nhưng thực tiễn xét xử Việt Nam thừa nhận chuẩn bị phạm tội chỉ áp dụng với các trường hợp phạm tội cố ý, trực tiếp. Lỗi cố ý gián tiếp, vô ý không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Mặt khác, khi dấu hiệu lỗi không được quy định trong điều luật thì phải hiểu điều luật quy định cho lỗi cố ý.
Trên đây là nội dung tư vấn về 25 tội danh người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ 01/01/2018. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?