Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì:
1. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
d) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
đ) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
e) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
Ngoài nội dung này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin liên quan về Tòa án cấp sơ thẩm,
Tòa án sơ thẩm Xét xử các vụ án mà các bản án do tòa công bố chưa phát sinh hiệu lực pháp luật ngay (chưa được thi hành ngay), trừ các tòa án chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương. Theo Luật tố tụng hình sự hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì các Tòa án sơ thẩm ở Việt Nam gồm có:
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu khi xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền cấp mình hoặc những vụ án tuy thuộc quyền cấp huyện nhưng lấy lên để xét xử
3. Tòa án chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao khi xét xử những vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp. Bản án sơ thẩm của các tòa này có hiệu lực thi hành ngay sau khi công bố
Khi xét xử, hội đồng xét xử của Tòa án sơ thẩm gồm có một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân, nếu xét xử vụ án nghiêm trọng, thì có hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Đối với các bản án sơ thẩm của các Tòa án sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố,đại diện Viện kiểm sát có quyền kháng nghị; bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, đại diện hợp pháp của họ có quyền làm đơn chống án để yêu cầu Tòa án phúc thẩm xét xử lại vụ án.
Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?