Kinh doanh LNG nhưng bồn chứa không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, xử lý như thế nào?
Kinh doanh LNG có bồn chứa theo quy định nhưng bồn chứa không thuộc sở hữu của doanh nghiệp thì hành vi này cũng là hành vi vi phạm. Việc xử lý hành vi được quy định cụ thể tại Điểm b Khoản 1 Điều 48 Nghị định 67/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, như sau:
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Có các bồn chứa LNG nhưng không thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 01 năm của thương nhân kinh doanh khí theo quy định.
Như vậy, khi kinh doanh LNG doanh nghiệp có trang bị bồn chứa nhưng bồn chứa không thuộc sở hữu của doanh nghiệp thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Không bị áp dụng kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả và các hình thức xử lý bổ sung khác.
Trên đây là những tư vấn về việc xử lý hành vi kinh doanh LNG nhưng bồn chứa không thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Hi vọng rằng giải đáp trên sẽ giúp ích được nhiều cho quý độc giả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?