Nội dung tổ chức tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào?
Nội dung tổ chức tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng, như sau:
a) Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động như: Khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động;
b) Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp làm việc an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;
c) Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình biện pháp an toàn đã ban hành;
d) Tình trạng an toàn, vệ sinh các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, cấp, thoát nước và các vấn đề khác có liên quan;
đ) Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế;
e) Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động;
g) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;
h) Việc quản lý thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;
i) Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động;
k) Việc tổ chức ăn bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lao động;
l) Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động;
m) Trách nhiệm quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động và phong trào quần chúng về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng là một nội dung quan trọng trong an toàn, vệ sinh lao động, bởi việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động chính là đảm bảo sức khỏe tính mạng con người trong rèn luyện, chiến đâu và trong đời sống hàng ngày. Nội dung của việc kiểm tra theo quy định của pháp luật có những nội dung như, thực hiện việc kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, trình trạng các máy móc thiết bị, việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra trước đó và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về nội dung tổ chức tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 142/2017/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?