Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào?
Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định tại Điều 13 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng, như sau:
1. Chỉ huy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Phó chỉ huy trưởng phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Chủ nhiệm Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị;
c) Các ủy viên Hội đồng bao gồm: Cơ quan Kỹ thuật, cơ quan Quân y, Cơ quan Công đoàn, một số cơ quan, tổ chức thuộc đơn vị.
2. Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ tham mưu cho chỉ huy trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị.
3. Hằng năm, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động và các cơ quan, đơn vị để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm các thành viên như chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch và các ủy viên. Trách nhiệm của hội đồng là tham mưu cho người có thẩm quyền tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị. Hoạt động của hội đồng là tổ chức đối thoại nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về hội đồng An toàn, vệ sinh lao động các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 142/2017/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?