Việc tổ chức quản lý Viettel của Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng được quy định như thế nào?
Việc tổ chức quản lý Viettel của Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng được quy định tại Điều 46 Nghị định 101/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:
1. VIETTEL có các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng; các Phó Tổng Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng. Số lượng Phó Tổng Giám đốc của VIETTEL là 09 (chín) người.
2. Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc trong việc điều hành VIETTEL; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng Giám đốc giao phù hợp với Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của VIETTEL; giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính tại VIETTEL theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền.
4. Chế độ tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp của Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng được hưởng tương ứng với kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của VIETTEL.
Việc tổ chức quản lý Viettel của Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế thì số lượng Phó Tổng Giám đốc của VIETTEL chỉ có 7 người.
Và liên quan đến Khoản 4 nêu trên, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn về quy chế trả lương của Viettel được quy định tại Điều 5 Nghị định 121/2016/NĐ-CP như sau:
1. Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội được giao ổn định đơn giá tiền lương (tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương) trong giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân của giai đoạn 2011 - 2015 khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện: Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng (tính theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (tính theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ít nhất 3%.
2. Tiền lương của người quản lý doanh nghiệp được tính trong đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương thực hiện của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
3. Quỹ tiền lương thực hiện hằng năm của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương được giao ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều này, chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và bảo đảm mức tăng (tính theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng (tính theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân; trường hợp lợi nhuận thực hiện không bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì phải giảm trừ quỹ tiền lương thực hiện theo tỷ lệ (%) lợi nhuận không đạt so với điều kiện quy định.
4. Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện, Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng suất lao động thực hiện so với lợi nhuận và năng suất lao động thực hiện của năm trước liền kề, bao gồm: Thực hiện các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao; Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá); ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; tăng hoặc giảm vốn nhà nước; Nhà nước điều chỉnh cơ chế, chính sách hoặc yêu cầu công ty di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận của công ty; thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tiếp nhận hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với doanh nghiệp tái cơ cấu, xử lý và tái cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đầu tư mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh so với quy định của pháp luật sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.
Trên đây là nội dung quy định về việc tổ chức quản lý Viettel của Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 101/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?