Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo BLHS 2015
Theo quy định tại Điều 254 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vận chuyển với số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;
e) Vận chuyển qua biên giới;
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:
- Khách thể: Xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến ma túy. Đối tượng của tội phạm này là các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. Đó có thể là các phương tiện, dụng cụ chuyên dùng hoặc phương tiện, dụng cụ khác được người phạm tội sử dụng để sản xuất chất ma tuý.
- Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.
- Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm này là việc thực hiện một trong những hành vi sau đây:
Hành vi sản xuất các phương tiện, dụng cụ: Đó là hành vi chế tạo, gia công, cải tiến một hoặc hàng loạt các phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất chất ma tuý.
Hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý: Là hành vi cất giữ bất hợp pháp chất ma tuý ở bất kỳ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất.
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý: Là hành vi chuyển dịch công cụ, phuwong tiện từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chúng.
Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý: Là hành vi trao đổi trái phép công cụ, phương tiện nhằm tìm kiến lợi nhuận. Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi khách quan kể trên.
- Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
Trên đây là nội dung tư vấn về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo Bộ Luật hình sự 2015. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?