Những người nào không được tham gia bào chữa trong vụ án hình sự?

Những người nào không được tham gia bào chữa trong vụ án hình sự? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Thời gian gần đây, em thấy các vấn đề về hình sự và tội phạm rất được dư luận quan tâm. Em thấy hầu hết các bị cáo khi ra tòa đều có người bào chữa cho hành vi phạm tội của họ. Em thắc mắc không biết pháp luật có quy định nào hạn chế một số đối tượng không được phép làm người bào chữa hay không? Vấn đề này em có thể xem thêm tại đâu? Rất mong Ban biên tập giải đáp giúp em. Cảm ơn các anh chị rất nhiều! Hồ Viết Tùng (tung***@gmail.com)

Đối với thắc mắc của bạn, trước hết cần xác định: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể tại Khoản 4 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Thực ra, nếu xét về bản chất thì người bào chữa là người tham gia tố tụng không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng bởi họ không phải là người được nhân danh quyền lực nhà nước và không được sử dụng quyền lực nhà nước như những tiến hành tố tụng.

Việc họ tham gia tố tụng bất luận trong trường hợp nào cũng chỉ để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Cơ sở cho sự hiện diện của họ trong tố tụng hình sự xuất phát từ hợp đồng bào chữa giữa họ với người bị buộc tội (hoặc với người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội) và phải được sự chấp thuận của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong trường hợp đặc biệt do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, nếu người bị buộc tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ và dĩ nhiên ngay trong trường hợp này sự tham gia của người bào chữa cũng phải được sự đồng ý của người bị buộc tội.

Do vậy, xuất phát từ nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu khách quan, minh bạch trong quá trình giải quyết vụ án hình sự vừa đảm bảo cho quyền lợi của người bị buộc tội được thực hiện thì việc quy định những chủ thể trên không được tham gia bào chữa là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.

Trên đây là nội dung tư vấn về những người không được tham gia bào chữa trong vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
251 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào