Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên trong tố tụng hình sự
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên trong tố tụng hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:
a) Thẩm tra hồ sơ vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án;
b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án;
c) Thẩm tra viên giúp Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án.
Căn cứ quy định trên, ta thấy nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên trong tố tụng hình sự chủ yếu được thể hiện sau khi quá trình xét xử vụ án đã hoàn tất, quyết định, bản án của Tòa đã có hiệu lực pháp luật và lúc này Thẩm tra viên thực hiện chức năng xem xét, thẩm tra lại hồ sơ vụ án để tránh trường hợp xảy ra sai sót trong quá trình xét xử và đưa ra phán quyết. Đồng thời, theo sự phân công của Chán án hoặc Phó Chánh án, Thẩm tra viên cũng hỗ trợ cho Chánh án trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Về trách nhiệm, Thẩm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án, Phó Chánh án Tòa án về hành vi của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm nào?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thanh Hóa năm 2025?
- Cách điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc (Mẫu 20-ĐK-TCT) 2025 theo Thông tư 86?
- Tải đề tham khảo CA1, CA2, CA3, CA4 kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân 2025?