Bảo kê có phải là hành vi phạm tội không?
Bảo kê là hành vi sử dụng vũ lực hoặc lợi dụng vị thế, quyền lực để bảo trợ cho hoạt động kinh doanh, làm ăn hoặc đảm bảo quyền lợi bất hợp pháp của một người, một nhóm người, với động cơ và mục đích vụ lợi. Thuật ngữ bảo kê xuất hiện ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, thường được sử dụng trong giới giang hồ để chỉ sự bảo trợ cho các hoạt động làm ăn phi pháp, trong dịch vụ bảo vệ nhà hàng, khách sạn, tụ điểm vui chơi, giải trí... mà ở đây thường có những hoạt động kinh doanh trái pháp luật, cố ý lẩn tránh sự kiểm soát của pháp luật. Các hành vi bảo kê thường mang tính nguy hiểm cao bởi sự xâm nhập của các yếu tố tiêu cực, tội phạm vào các hoạt động quản lý nhà nước, xâm hại nghiêm trọng cơ chế quản lý trật tự xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tố chức và công dân. Thực tế ở Việt Nam, hiện nay bảo kê đã xuất hiện trong các lĩnh vực dịch vụ xã hội, quản lý kinh tế, hoạt động thương mại...
Với trường hợp của bạn, nếu đám người đòi bảo kê có hành vi lấy tiền của bạn một cách trái phép thì sẽ phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) hoặc nếu có hành vi vũ lực buộc bạn nộp tiền bảo kê thì sẽ bị xử phạt thêm tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt hành vi bảo kê. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 2015 để hiểu rõ hơn nội dung này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?