Trường hợp phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ

Pháp luật quy định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được như thế nào?

Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không tự vệ được là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền khác của người đang ở trong tình trạng không thể tự vệ được.
 
Người ở trong tình trạng không thể tự vệ được là người do bản thân họ bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do bẩm sinh hoặc do những điều kiện khách quan đem lại, như người bị tâm thần, bị bại liệt, bị mù, bị điếc, bị câm, bị tàn tật …; người đang ngủ say, đang bị bệnh nặng; đang ở trong tình thế khó khăn không thể tự vệ được, v.v..
 
Đối với trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người già cũng có trường hợp ở trong tình trạng không thể tự vệ được, nhưng pháp luật đã quy định thành tình tiết tăng nặng riêng. Trong trường hợp cụ thể nào đó mà trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người già bị xâm phạm trong tình trạng không thể tự vệ được thì mức tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội nhiều hơn trường hợp không phải trong tình trạng này.
 
Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này tùy thuộc vào mối quan hệ lệ thuộc giữa nạn nhân với bị cáo và vào nghĩa vụ của bị cáo đối với nạn nhân. Nếu mối quan hệ càng sâu sắc, nghĩa vụ của bị cáo đối với nạn nhân càng lớn thì mức tăng nặng càng nhiều và ngược lại.
 

Hành vi phạm tội
Hỏi đáp mới nhất về Hành vi phạm tội
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý công cụ phương tiện phạm tội là tài sản đang thế chấp tại ngân hàng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Truy đuổi cướp làm cướp thiệt mạng có bị xử lý hình sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội nhiều lần
Hỏi đáp pháp luật
Giúp người bệnh uống thuốc ngủ liều cao là phạm tội
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích khác
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hành vi nhắn tin đe dọa gây thương tích cho người khác
Hỏi đáp pháp luật
Quan hệ với trẻ em 17 tuổi có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Xúi giục kích động người khác thực hiện phạm tội.
Hỏi đáp pháp luật
Xúi giục phạm tội chưa thành là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hành vi phạm tội
Thư Viện Pháp Luật
405 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hành vi phạm tội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào