Sổ tiết kiệm có được coi là tài sản thừa kế không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì số tiền trong sổ tiết kiệm là tài sản và được quyền để lại thừa kế. Ban biên tập xin cung cấp một vài căn cứ pháp lý cho bạn được rõ như sau:
Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, bao gồm bất động sản và động sản.
Tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng cũng là tài sản và hoàn toàn có thể được định đoạt trong di chúc theo ý nguyện của người lập di chúc.
Cần lưu ý rằng sổ tiết kiệm chỉ là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chứ không phải chỉ là quyển sổ tiết kiệm/ thẻ tiết kiệm.
Như vậy, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoàn toàn có quyền lập di chúc để định đoạt quyền được thừa kế, quyền hưởng di sản của người khác đối với số tiền tiết kiệm đó. Để đảm bảo giá trị pháp lý của di chúc, tốt nhất cần nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia pháp lý (luật sư, công chứng viên,..) để lập di chúc đúng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về để lại thừa kế là sổ tiết kiệm. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2015 để hiểu rõ nội dung này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?