Thẩm tra, xác minh lý lịch của người vào Đảng
Thẩm tra, xác minh lý lịch của người vào Đảng được quy định tại Khoản 3.4 Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Sau khi người xin vào Đảng đã tự khai lý lịch đầy đủ. Chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng sẽ tiến hành thẩm tra lý lịch những đối tượng sau:
- Người vào Đảng
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân)
Tuy nhiên, Ban biên tập lưu ý đến bạn những trường hợp sau:
- Nếu cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ, vợ (chồng) của người xin vào Đảng đang là Đảng viên và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh những đối tượng này nữa.
- Trường hợp người vào Đảng có vợ (chồng), mà cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột của vợ (chồng) người xin vào Đảng là Đảng viên và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
Như vậy, bạn phải khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng về gia đình chồng. Và căn cứ theo quy định trên, chồng bạn là Đảng viên và ba mẹ chồng cũng là Đảng viên nên chi bộ hoặc cấp ủy cơ sở nơi bạn xin vào Đảng sẽ không tiến hành thẩm tra, xác minh những đối tượng này nữa.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm tra, xác minh lý lịch của người vào Đảng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?