Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính
Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính được quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động một phần nội dung, phạm vi trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Như vậy, đối với những vi phạm thuộc lĩnh vực bảo hiểm, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động một phần nội dung, phạm vi trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.
Đồng thời, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính có quyền buộc cá nhân, tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: khôi phục lại tình trạng ban đầu; cải chính những thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; tiêu hủy tài liệu gian dối, giả mạo; đình chỉ chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm; bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn; buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý, buộc hủy bỏ kết quả đào tạo đại lý.
Ngoài ra, liên quan đến nội dung trên, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn về Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm của Bộ Tài chính:
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Cục có 6 đơn vị trực thuộc: Văn phòng Cục; Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ; Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm nhân thọ; Phòng Phát triển thị trường bảo hiểm; Phòng Quản lý, giám sát trung gian bảo hiểm; Thanh tra bảo hiểm; và 1 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm với 102 cán bộ công chức, viên chức, nhân viên.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?