Có cần xin ý kiến của thành viên trong gia đình khi thừa kế theo di chúc?
Đầu tiên, trên phương diện pháp luật, xác định căn nhà trong tình huống trên thuộc sở hữu hợp pháp của mẹ vợ bạn. Do đó, dựa vào Điều 624 Bộ luật dân sự 2015: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết", mẹ vợ bạn có quyền để lại di chúc, định đoạt tài sản của bà.
Như bạn trình bày, di chúc của bà nêu rõ sẽ để lại căn nhà cho vợ chồng bạn. Bạn cần phải xem xét di chúc này có được lập một cách hợp pháp không? Để di chúc hợp pháp thì nó phải được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Nếu đã thỏa mãn 2 điều kiện trên thì sau khi mẹ vợ chết, bạn và vợ đương nhiên được thừa kế di sản của mẹ vợ mà không cần phải thông qua ý kiến của các thành viên trong gia đình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xin ý kiến của thành viên trong gia đình khi thừa kế theo di chúc. Bạn nên tham khảo thêm Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?