Trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn đối với tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn được quy định ra sao?
Trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn đối với tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn được quy định tại Điều 103 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006. Cụ thể như sau:
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải tiến hành ngay việc tìm kiếm tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn.
2. Trường hợp đã áp dụng tất cả các biện pháp để tìm kiếm tàu bay bị lâm nạn, hành khách và tổ bay của tàu bay bị lâm nạn mà không có kết quả thì Bộ Giao thông vận tải quyết định chấm dứt hoạt động tìm kiếm tàu bay đó.
3. Tàu bay bị coi là mất tích từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động tìm kiếm.
4. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm di dời tàu bay ra khỏi nơi bị nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chịu mọi chi phí có liên quan.
Liên quan đến nội dung này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin như sau:
Theo quy định pháp luật hiện hành, tàu bay trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn phải phát tín hiệu và thông báo cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu để yêu cầu trợ giúp; trường hợp lâm nguy, lâm nạn trên biển còn phải phát tín hiệu cho các tàu biển và các trung tâm tìm kiếm, cứu nạn hàng hải. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải thông báo ngay cho các cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn khi nhận được tín hiệu, thông báo hoặc tin tức về tàu bay đang trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn.
Một trong các nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng là chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng kịp thời và chặt chẽ các lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, phối, kết hợp mọi nguồn lực để công tác tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng được triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm: Lực lượng, phương tiện thuộc các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hàng không dân dụng và lực lượng, phương tiện của các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố; lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân được huy động.
Mọi tổ chức, cá nhân nếu phát hiện tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn hoặc nhận được thông tin tàu bay đang lâm nguy, lâm nạn và có lý do tin rằng tàu bay đang trong tình trạng khẩn nguy phải thông báo ngay cho cơ sở dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không, hàng hải; trạm báo động hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn đối với tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?