-
Vi phạm hành chính
-
Xử phạt vi phạm hành chính
-
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
-
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp khắc phục hậu quả
-
Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
-
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
-
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn
-
Thủ tục tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn
-
Thủ tục đình chỉ hoạt động có thời hạn
-
Thủ tục tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính
-
Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
-
Xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp xử lý hành chính
-
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
-
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
-
Cách tính thời gian trong xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết tăng nặng khi xử lý vi phạm hành chính
-
Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính
-
Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Đào ngũ khi thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý thế nào?
- Trường hợp đào ngũ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;
- Nếu nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 325 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
Ngoài ra, nội dung trên còn được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP-BQP.
Ban biên tập cũng xin thông tin thêm đến bạn quy định tại Điều 402 Bộ luật hình sự 2015 hiện tại chưa có hiệu lực thi hành quy định về Tội đào ngũ.
Như vậy, việc đào ngũ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đào ngũ khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Để có thể hiểu rõ hơn về điều này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP và các Bộ luật Hình sự vừa nêu.
Trân trọng!

- Điều chỉnh vốn điều lệ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như thế nào từ ngày 08/5/2023?
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng với mục đích kinh doanh có thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
- Những đối tượng nào được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa? Chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những khoản nào?
- Chỉ huy trưởng công trường hạng I cần đáp ứng các điều kiện nào? Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I đối với cá nhân là gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu gồm các tài liệu gì?