Di chúc miệng có hiệu lực trong bao lâu?

Di chúc miệng có hiệu lực trong bao lâu? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Phạm Khoa Quân, quê ở Đồng Nai, hiện giờ đang làm việc tại TP. HCM, em muốn nhờ Ban biên tập giải thích hộ một vấn đề ạ? Hồi tháng 01/2017, ông nội em bị bệnh nặng nên đã gọi con cháu về đông đủ để nghe di chúc miệng của ông. Di chúc ông phân chia tài sản, nhà, đất vườn, ruộng, xe cộ.... Nội dung phân chia cụ thể em không tiện nói rõ. Nhưng vấn đề là cho đến nay là tháng 06/2017, ông nội đã khỏe lại. Vậy cái di chúc miệng đã lập trước đây còn hiệu lực không? Gửi bởi: Phạm Khoa Quân (quanquantini_14592@yahoo.com)

Ban biên tập xin thông tin cho bạn biết là di chúc miệng của ông bạn trong trường hợp trên đã không còn giá trị pháp lý. Để bạn hiểu rõ hơn, Ban biên tập xin phân tích một số quy định pháp lý như sau:

Tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:

- Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

- Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, cho tới nay đã là 6 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng mà ông bạn vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn thì di chúc miệng của ông bạn mặc nhiên bị hủy bỏ.

Trường hợp của ông nội bạn, để bảo đảm cho tài sản của ông sau này có thể được phân chia công bằng cho con cháu mà không xảy ra tranh chấp gì thì ông nên tạo lập một di chúc văn bản và có công chứng. Theo đó, Ban biên tập xin tư vấn cách lập loại di chúc này như sau:

Ông bạn sẽ tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hiệu lực của di chúc miệng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để hiểu rõ hơn nội dung này.

Trân trọng!

Di chúc bằng miệng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc bằng miệng
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc miệng của người khoẻ mạnh có hiệu lực hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện được lập di chúc miệng? Khi nào thì di chúc miệng hết hiệu lực?
Hỏi đáp pháp luật
Mặc nhiên huỷ bỏ di chúc miệng?
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị pháp lý của di chúc miệng
Hỏi đáp pháp luật
Chia di sản trong trường hợp người để lại di sản để lại di chúc miệng
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp thực hiện di chúc miệng
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc miệng có hiệu lực không?
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc miệng có hợp pháp hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Di chúc miệng có giá trị không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc bằng miệng
Thư Viện Pháp Luật
300 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc bằng miệng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào