Mục đích kiểm tra thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông là gì?

Mục đích kiểm tra thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định như thế nào? Tôi là Huy Hùng, nhân viên văn phòng tại TP.HCM. Tình cờ đọc báo, tôi có thấy một vài bài viết đề cập đến việc đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tôi thắc mắc không biết, việc kiểm tra này được thực hiện nhằm mục đích gì? Có văn bản nào quy định vấn đề này hay không? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Cao Huy Hùng (hung***@gmail.com)

Mục đích kiểm tra thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 33 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT. Cụ thể như sau:

1. Đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng về các công việc được giao; kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

2. Đảm bảo cho hoạt động chỉ đạo điều hành được liên tục, thông suốt, kịp thời; giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong hệ thống hành chính nhà nước; chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện tiêu cực trong quản lý nhà nước.

3. Đề cao ý thức kỷ luật và trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức của Bộ.

4. Tăng cường nắm sát tình hình cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, bảo đảm cho các chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tốt trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mục đích kiểm tra thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 727/QĐ-BTTTT. 

Trân trọng!

Bộ Thông tin và Truyền thông
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Thông tin và Truyền thông
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông từ ngày 24/11/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạp chí Thông tin và Truyền thông có phải là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí và chức năng của Bộ Thông tin và truyền thông? Cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và truyền thông được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ thông tin và truyền thông có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng, chống khủng bố
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng, chống mua bán người
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản lý nhà nước về an toàn thông tin và an ninh thông tin
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Thông tin và Truyền thông
Thư Viện Pháp Luật
379 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Thông tin và Truyền thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào