Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội là một hành vi rất phổ biến hiện nay. Theo như bạn trình bày, bạn có hợp tác bán hàng online trên Facebook với một chị ở Cam Ranh - Khánh Hòa. Hai người hợp tác từ 21/08/2016 và bạn đều chuyển tiền trước nhận hàng sau. Vào ngày 7/10/ 2016, bạn có chuyển cho chị đó số tiền 7.600.000 đồng, chuyển thông qua ngân hàng Vietcombank, thông tin tài khoản của người đứng tên là Phan Thị thanh Trúc. Nhưng sau khi gọi điện thoại báo đã chuyển tiền thành công, chị ấy không gửi hàng hóa lên cho bạn. Và khóa máy điện thoại không liên lạc được.
Trong trường hợp này, bạn có thể làm làm đơn tố cáo toàn bộ sự việc trên với cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Kèm theo đơn là các chứng từ đã chuyển khoản cũng như các thông tin trao đổi qua lại giữa bạn và người kia trong những lần giao dịch trước và sau khi chuyển tiền. Sau khi nhận được đơn tố cáo của bạn cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm xác minh, điều tra các tài liệu liên quan và quyết định xem có khởi tố hay không?
Theo thông tin bạn cung cấp, hành vi của người nhận tiền của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 khi đáp ứng các yếu tố sau:
- Xét về chủ thể: người phạm tội phải đủ tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999, không mắc các bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức, hành vi.
- Xét về khách thể: hành vi phạm tội xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản.
- Xét về mặt khách quan:
Hành vi phạm tội: Người phạm tội phải có hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Tức cá nhân đó thông qua lời nói, giấy tờ, tin nhắn... đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin rằng những thông tin đó là sự thật, khiến họ chuyển dịch tài sản của họ sang cho người phạm tội và người này chiếm đoạt số tài sản đó. Cụ thể, trong trường hợp này, đối tượng ban đầu đã hợp tác làm ăn với bạn. Sau khi hợp tác nhiều lần, hai bên cũng khá quen thuộc nhau, đối tượng đó có đưa thông tin các mặt hàng hóa để bạn tin tưởng và mua, nhưng khi bạn chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng cho đối tượng thì người đó không gửi hàng cho bạn và cũng không liên lạc được qua số điện thoại.
Về hậu quả: là người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Ở đây, tổng số tiền mà người phạm tội đã chiếm đoạt là 7.600.000 đồng.
- Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối với lỗi cố ý và mục đích thực hiện hành vi này nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Như vậy, nếu như hành vi của chị Trúc đáp ứng các yếu tố cấu thành nêu trên thì khi đó, cơ quan công an mới có thể khởi tố hành vi của người đó về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trên đây là phần nội dung hỗ trợ của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để hiểu rõ vấn đề này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?