-
Danh sách Bộ
-
Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Vị trí và chức năng Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Cơ cấu tổ chức Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Bộ Công Thương
-
Bộ Quốc phòng
-
Bộ Tư pháp
-
Bộ Tài chính
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-
Bộ Công an
-
Bộ Giao thông vận tải
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Bộ Ngoại giao
-
Bộ nội vụ
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Bộ Khoa học và Công nghệ
-
Bộ Xây dựng
-
Bộ Y tế
-
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường
-
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Khoản 1 đến 9, Điều 6 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông, ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT. Cụ thể như sau:
1. Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách về kết quả thực hiện công việc được giao, kể cả khi đã phân công hoặc ủy quyền cho cấp phó; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Bộ.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ trực thuộc Bộ, Chánh Thanh tra Bộ ngoài trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc được nêu tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, kiểm tra, đôn đốc giúp Bộ trưởng trong công tác chỉ đạo, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.
3. Phải báo cáo và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng phụ trách về mọi mặt hoạt động của đơn vị. Trường hợp, Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo một nội dung công việc cụ thể, Thủ trưởng đơn vị tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng và có trách nhiệm báo cáo Thứ trưởng phụ trách đơn vị biết.
4. Chủ động trình Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
5. Chủ động phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ và xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Khi được phép của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách, có thể yêu cầu Lãnh đạo các đơn vị khác để trao đổi, thảo luận, xử lý các vấn đề có liên quan và báo cáo kết quả với Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách.
6. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ hoặc tham gia góp ý kiến theo thẩm quyền đối với các bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan khác để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan đó nhưng có liên quan đến chức năng, ngành, lĩnh vực mình quản lý.
7. Để đảm bảo tính nghiêm túc và sự nhất quán, trước khi thực hiện yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin và tiến hành các công việc có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài Bộ (kể cả trong trường hợp được phân công hoặc ủy quyền cho cấp phó) phải báo cáo và được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ.
8. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc trong cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn, quy định của Bộ; phân công công tác cho cấp phó và cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
9. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Bộ trưởng hoặc các Thứ trưởng giao.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 727/QĐ-BTTTT.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Đáp ứng điều kiện nào để được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán?
- Nhà nước có quy định mức trần thù lao môi giới bất động sản hay không?
- Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương gồm những nội dung nào?
- Người bịt mắt điều khiển xe máy bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp không?