Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là Hoàn Hảo, sinh viên khoa Luật Kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Luật. Hiện tại, em đang tìm hiểu về chế độ làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, em gặp một vài vướng mắc mong được giải đáp. Nhờ Ban biên tập trả lời giúp em, hiện nay, theo quy định pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc theo những nguyên tắc nào? Nội dung này được điều chỉnh bởi văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ anh chị. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Hoài Hoàn Hảo (hao***@gmail.com)

Nguyên tắc làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông, ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT. Cụ thể như sau:

1. Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Mọi hoạt động của Bộ đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế này. Các đơn vị, cán bộ, công chức thuộc Bộ phải xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền.

2. Trong phân công, giải quyết công việc, mỗi việc chỉ được giao một đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Thủ trưởng đơn vị được phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công, trong quá trình thực hiện có quyền yêu cầu phối hợp, trao đổi, bàn bạc với các đơn vị, cá nhân có liên quan để quyết định và tự chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng công việc. Đơn vị phối hợp có trách nhiệm thực hiện theo đúng yêu cầu và đảm bảo về tiến độ, thời hạn thực hiện. Thủ trưởng đơn vị được phân công công việc phải chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của công việc được giao trước Lãnh đạo Bộ.

3. Phân công nhiệm vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; theo      đúng năng lực, trình độ, bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức; tăng cường sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đơn vị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Thông tin và Truyền thông về công khai, minh bạch, hiện đại hóa, thực hiện cải cách hành chính, áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng  TCVN ISO 9001:2008, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành, trong xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, lịch làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan cấp trên; cấp dưới chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.

5. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch, đoàn kết và hiệu quả trong mọi hoạt động nhằm phát huy sức mạnh của tập thể Lãnh đạo Bộ, các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh hoạt động cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà, sách nhiễu, tham ô, hối lộ trong khi thực thi công vụ.

6. Cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ được thảo luận, phát biểu ý kiến, cung cấp thông tin theo quy định; không được tự ý làm việc với Lãnh đạo Bộ khi chưa thông qua cấp Lãnh đạo đơn vị. Trong trường hợp được Lãnh đạo Bộ yêu cầu làm việc trực tiếp về công tác chuyên môn, sau khi làm việc, cán bộ, công chức phải báo cáo với Lãnh đạo đơn vị về ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.

7. Thực hiện phân cấp, ủy quyền hợp lý trong hệ thống các đơn vị quản lý nhà nước của Bộ theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của các đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước.

8. Thực hiện bảo vệ bí mật Nhà nước theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và của ngành Thông tin và Truyền thông.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 727/QĐ-BTTTT.

Trân trọng!

Bộ Thông tin và Truyền thông
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Thông tin và Truyền thông
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông từ ngày 24/11/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạp chí Thông tin và Truyền thông có phải là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí và chức năng của Bộ Thông tin và truyền thông? Cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và truyền thông được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ thông tin và truyền thông có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng, chống khủng bố
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng, chống mua bán người
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản lý nhà nước về an toàn thông tin và an ninh thông tin
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Thông tin và Truyền thông
Thư Viện Pháp Luật
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Thông tin và Truyền thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào