Mở cửa ôtô gây chết người phải chịu trách nhiệm gì?
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Như vậy việc lái xe taxi bất ngờ mở cửa là hành vi không bảo đảm an toàn về giao thông đường bộ khi dừng đỗ. Cái chết của vợ bạn là do tài xế xe tải trực tiếp gây ra. Hành vi mở cửa của lái xe taxi là điều kiện thúc đẩy hậu quả khiến vợ bạn tử vong.
Để có kết luận chính xác trách nhiệm của các lái xe đến đâu cần phải điều tra hoàn cảnh, không gian, điều kiện lúc vợ bạn bị văng ra va vào xe tải? Khoảng cách mà vợ bạn bị văng từ taxi đến đầu xe tải là bao xa? Lái xe tải có đủ điều kiện để tránh, phanh kịp khi gặp sự cố này hay không? Nếu kết luận điều tra cho thấy việc vợ bạn văng vào xe tải là quá gần và lái xe tải không thể xử lý kịp dẫn đến cái chết của vợ bạn thì hành vi của lái xe tải được coi là sự kiện bất ngờ quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự.
Theo điều luật này, người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp đó, lái xe tải sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cả tài xế xe tải và taxi đều đang chiếm hữu, sử dụng ôtô - là “nguồn nguy hiểm cao độ”, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005. Vì thế, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy, trong trường hợp lái xe tải không phải chịu trách nhiệm hình sự thì trách nhiệm dân sự sẽ do lái xe tải và lái xe taxi cùng liên đới chịu trách nhiệm.
Nếu lúc vợ bạn bị văng mà lái xe tải có đủ khoảng cách an toàn và điều kiện để làm chủ tốc độ nhưng vẫn không làm chủ được tốc độ, để hậu quả xảy ra thì tài xế này là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của nạn nhân.
Ngoài trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật Hình sự, lái xe tải còn phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Lái xe taxi cũng sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cùng lái xe tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?