Xử lý rủi ro cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ là gì?
Xử lý rủi ro cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay của nước ngoài của Chính phủ như sau:
1. Đối với phương thức cho vay lại nhưng cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ và sau khi cơ quan cho vay lại đã áp dụng mọi biện pháp, chế tài cần thiết theo quy định của pháp luật mà vẫn không thu hồi được nợ, cơ quan cho vay lại có trách nhiệm kiểm tra, xác định rõ các nguyên nhân để báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan thẩm định chương trình, dự án cùng với các kiến nghị để Bộ Tài chính xem xét, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Thẩm quyền xử lý rủi ro:
a) Trường hợp người vay lại gặp khó khăn tạm thời, Bộ Tài chính được phép xử lý theo hướng sắp xếp lại lịch trả nợ (khoanh nợ, giãn thời hạn trả nợ) cho phù hợp với khả năng trả nợ của người vay lại nếu tổng nghĩa vụ trả nợ không thay đổi hoặc thời hạn trả nợ không vượt quá thời hạn vay nước ngoài.
b) Trường hợp người vay lại gặp khó khăn nghiêm trọng dẫn tới phải thay đổi điều kiện cho vay lại (lãi suất, thời hạn trả nợ vượt quá thời hạn vay nước ngoài) hoặc phải xóa một phần nợ (gốc, lãi), Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan thẩm định chương trình, dự án và các cơ quan khác có liên quan xây dựng phương án xử lý trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng trường hợp cụ thể.
c) Trường hợp người vay lại hoàn toàn mất khả năng trả nợ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý đối với tài sản bảo đảm khoản vay lại để thu hồi nợ. Trường hợp sau khi xử lý tài sản bảo đảm khoản vay lại mà vẫn không thu hồi đủ số nợ thì giải quyết theo quy định của pháp luật.
d) Trong mọi trường hợp không trả được nợ nói trên, nếu xác định do nguyên nhân chủ quan, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật các cá nhân có trách nhiệm dẫn đến tình trạng không trả được nợ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý rủi ro cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?