Thanh tra viên không được làm những việc gì?
Những việc thanh tra viên không được làm được quy định tại Điều 3 Nghị định 97/2011/NĐ-CP Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra như sau:
1. Thanh tra viên không được làm những việc sau đây:
a) Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;
b) Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 Luật Thanh tra;
c) Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;
d) Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.
2. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về những việc thanh tra viên không được làm. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 97/2011/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm là gì? Trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ gì?
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ 25/12/2024?
- Người tiếp công dân của Bộ Công thương có nhiệm vụ gì khi tiếp công dân? Có được từ chối tiếp công dân có hành vi đe dọa mình không?
- Điều chỉnh tăng vốn trên Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài có phải làm thủ tục gì với Ngân hàng nhà nước không?
- Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét kiểm soát đặc biệt khi có tỷ lệ an toàn vốn là bao nhiêu?