Xử lý trong trường hợp không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu mật?
Vấn đề xử lý trong trường hợp không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu mật quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư 161/2014/TT-BTC quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cụ thể như sau:
1. Việc tiêu hủy tài liệu mật sau khi giải mật được thực hiện theo quy định của Luật Lưu trữ và các vănbản hướng dẫn thi hành.
2. Trong trường hợp đặc biệt không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu mật theo quy định pháp luật hiện hành, nếu tài liệu mật không được tiêu hủy ngay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của Nhà nước thì người đang quản lý tài liệu mật đó được quyền tự tiêu hủy nhưng ngay sau đó phải báo cáo bằng văn bản cho cấp có thẩm quyền (người đứng đầu cơ quan quản lý tài liệu mật, cơ quan công an cùng cấp). Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu mật không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề xử lý trong trường hợp không có điều kiện tổ chức tiêu hủy tài liệu mật. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 161/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- 1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?
- Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động có quyền khiếu nại không?
- Ngày rằm là ngày nào? Tổng hợp ngày rằm 2025 là ngày bao nhiêu?