Việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân được quy định như thế nào?
Tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân được quy định tại Điều 13 Thông tư 46/2011/TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân do Bộ Công an ban hành như sau:
1. Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 05 phút, phạm nhân là người chưa thành niên được liên lạc điện thoại với thân nhân mỗi tháng không quá 04 lần, mỗi lần không quá 10 phút. Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, có thành tích trong lao động, học tập thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định tăng thêm mỗi tháng 01 lần liên lạc điện thoại với thân nhân. Khi liên lạc điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải nói bằng tiếng Việt, nếu là người dân tộc ít người, người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có người biết tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc đó giám sát. Trường hợp đặc biệt, khi phạm nhân có yêu cầu cần phải trao đổi với thân nhân để giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của họ thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định thêm thời lượng và nội dung trao đổi điện thoại với thân nhân.
3. Phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật tại buồng kỷ luật; phạm nhân đang có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; phạm nhân đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về những tội khác hoặc có liên quan đến những vụ án khác đang được xem xét, xử lý, thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.
4. Nghiêm cấm phạm nhân liên lạc điện thoại ra nước ngoài, liên lạc không đúng số điện thoại, nội dung đăng ký, dùng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hoặc dùng tiếng dân tộc ít người để liên lạc mà không có cán bộ biết tiếng đó giám sát.
5. Mọi cuộc liên lạc điện thoại của phạm nhân với thân nhân phải có cán bộ giám sát. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bố trí buồng gọi điện thoại, cử cán bộ có khả năng giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi thông tin của phạm nhân với thân nhân. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với nội dung đăng ký, trái với yêu cầu giáo dục, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì phải dừng ngay cuộc gọi, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.
6. Cán bộ giám sát phải có Sổ theo dõi, cập nhật thông tin về việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân.
7. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên cho phạm nhân dùng điện thoại của cá nhân để liên lạc với người khác. Nghiêm cấm phạm nhân mang điện thoại vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; sử dụng điện thoại của mình hoặc của người khác để liên lạc với thân nhân và người khác.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 46/2011/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?