Làm giả chứng cứ, có bị gì không?
Do bạn không nói rõ “một số tài liệu, chứng cứ” đó là gì nên chúng tôi chỉ nêu vài quy định liên quan để bạn tham khảo.
Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) có quy định về một số tội phạm liên quan đến vấn đề bạn nêu: Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266); Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267), Tội giả mạo trong công tác (Điều 284); Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật ( Điều 307); … Tuy nhiên, chủ thể của các tội phạm trên thường không bao gồm chủ thể là bị đơn hoặc nguyên đơn trong tranh chấp dân sự. Ví dụ: Tội giả mạo trong công tác thì chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn; tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật thì chủ thể là người giám định, người phiên dịch hoặc người làm chứng … Đối chiếu quy định của pháp luật hình sự, trường hợp này, phía bị đơn không bị xử lý hình sự.
Theo như nội dung bạn nêu, nếu bị đơn cố ý cung cấp tài liệu (được giám định là giả mạo) thì đây là hành vi làm giả chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của tòa án và tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 489 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?