Hợp đồng lao động vô hiệu, bị buộc thôi việc có đúng không?
Thứ nhất, buộc thôi việc là thuật ngữ để chỉ một hình thức kỷ luật và chỉ áp dụng với công chức, viên chức, không áp dụng với NLĐ.
Thứ hai, Điểm b Khoản 1 Điều 50 Bộ luật lao động 2012 quy định HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi người ký kết không đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, để HĐLĐ này thực sự vô hiệu thì cần được tuyên bố bởi Thanh tra lao động hoặc Tòa án như quy định tại Điều 51 BLLĐ 2012.
Khoản 2 Điều 52 Bộ luật lao động 2012, quy định: Khi HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì xử lý như sau:
a) Trong trường hợp do ký sai thẩm quyền quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 50 của Bộ luật này thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại;
b) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 11 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về xử lý HDLĐ vô hiệu toàn bộ như sau: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại HĐLĐ.
Như vậy, trường hợp của bạn nêu, hai bên sẽ phải ký lại HĐLĐ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Việc Cty chấm dứt quan hệ lao động với NLĐ trong trường hợp này là chưa đúng với quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?