Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia

Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về quản lý, điều hành dự trữ quốc gia. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thụy Anh (anh***@gmail.com)

Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 37 Luật dự trữ quốc gia 2012 như sau:

1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia được thực hiện hằng năm. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia; trường hợp chưa thực hiện xong trong năm kế hoạch, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Trường hợp do giá thay đổi khi xuất bán để luân phiên đổi hàng mà số tiền thu được không mua đủ số lượng hàng theo kế hoạch được duyệt, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia mua số lượng hàng tương ứng với số tiền thu được.

4. Trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia mang tính thời vụ, trường hợp luân phiên đổi hàng phải mua nhập hàng mới trước khi xuất bán hàng cũ, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc cho tạm ứng ngân sách nhà nước để mua hàng; bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã tạm ứng trong năm kế hoạch.

- Ngoài ra, nội dung trên còn được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 89/2015/TT-BTC như sau:

1. Phân bổ, giao kế hoạch nhập, xuất luân phiên đổi hàng. 

Hàng năm, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia, thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc; đối với hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực. 

2. Thực hiện nhập, xuất luân phiên đổi hàng. 

a) Chuẩn bị nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia: 

- Chuẩn bị kho nhập hàng dự trữ quốc gia: Kho nhập hàng dự trữ quốc gia phải phù hợp với yêu cầu bảo quản từng loại hàng. Đối với các doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản, hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng ngăn kho, ô kho hoặc riêng bồn, bể chứa. 

- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị phục vụ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia: Các phương tiện, thiết bị để chuyển hàng khi nhập, xuất kho; thiết bị cân, đo lường, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia phải được chuẩn bị đầy đủ và được kiểm định để bảo đảm hoạt động chính xác. 

- Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, kịp thời khắc phục sự cố xảy ra trong khi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia. 

- Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực bốc xếp hàng dự trữ quốc gia. 

b) Thực hiện nhập kho, xuất kho hàng dự trữ quốc gia: 

- Trước khi nhập kho, xuất kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia đối với từng loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định. Nghiêm cấm nhập kho dự trữ quốc gia đối với hàng không đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định. 

- Khi nhập kho, xuất kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện cân nhận, kiểm đếm để xác định chính xác số lượng, khối lượng hàng hóa nhập kho, xuất kho theo đơn vị đo lường hợp pháp. 

- Các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải ghi chép sổ sách, lập hồ sơ chứng từ nhập, xuất và thực hiện chế độ báo cáo kết quả nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định hiện hành.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật dự trữ quốc gia 2012.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

195 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào